Ngày này, chúng ta thường quan tâm tới các vấn đề như ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm khói bụi... mà bỏ quên đi một thứ cũng vô cùng quan trọng, nơi mà chúng ta dành tới 80% thời gian của mình ở đó, chính là không khí trong nhà.
Chất lượng không khí trong nhà vô cùng quan trọng với sức khỏe con người. Thế nhưng không khí trong nhà có thực sự an toàn hay không? Theo nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 2-5 lần so với ô nhiễm không khí ngoài trời, thậm chí nó còn có thể lên tới hàng trăm lần trong những trường hợp đặc biệt.
Sự ô nhiễm được gây ra bởi các loại khí như VOCs, Formaldehyde, Benzen... những chất này rất độc hại, được phát tán ra từ những thứ phổ biến như sơn tường, nội thất gỗ công nghiệp, thảm sàn... Hít phải chúng trong thời gian dài sẽ gây ra rất nhiều các căn bệnh khác nhau, nhẹ thì viêm họng, viêm mũi, suy giảm miễn dịch... nặng thì gây vô sinh, máu trắng, ung thư...
Do đó, điều đặc biệt quan trọng là phải thực hiện kiểm tra chất lượng không khí trong nhà, bao gồm kiểm tra môi trường trong nhà ở và tại văn phòng làm việc. Chỉ khi hiểu biết toàn diện về chất lượng môi trường trong nhà thông qua các phương pháp kiểm tra khoa học, chúng ta mới có thể có phương án xử lý một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
VN-ECO cung cấp dịch vụ kiểm tra ô nhiễm không khí trong nhà chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam. Ở đây, chúng tôi sẽ sử dụng các máy móc chuyên dụng để đo đạc cung cấp cho mọi người những báo cáo chính xác về nồng độ của 3 chất độc hại phổ biến nhất gây nguy hại trong căn nhà của bạn, đó là Formadehyde, Benzen, VOCs.
Từ số liệu đó mọi người sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về chất lượng môi trường trong căn nhà của mình, có thể yên tâm hơn nếu như các chỉ tiêu nằm trong giới hạn an toàn, hoặc sẽ có phương án xử lý kịp thời trong trường hợp không khí trong nhà bị ô nhiễm.
Đây là những dấu hiệu để bạn lưu tâm hơn tới chất lượng không khí trong căn nhà của mình, và sử dụng dịch vụ kiểm tra ô nhiễm không khí nếu cần thiết.
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin
- Bước 2: Hẹn lịch kiểm tra
- Bước 3: Đóng cửa khu vực kiểm tra trong vòng 8-12 tiếng
- Bước 4: Kỹ thuật viên sẽ tới kiểm tra bằng máy móc chuyên dụng
- Bước 5: Lấy số liệu đo được để so sánh với chỉ tiêu an toàn
- Bước 6: Tư vấn phương án xử lý trong trường hợp không khí trong nhà không đạt tiêu chuẩn an toàn
Ô nhiễm không khí trong nhà là một thuật ngữ khá mới, vì trước đây chúng ta chưa biết nhiều về sự độc hại của các vật liệu nội thất như gỗ công nghiệp, keo dán hoặc sơn tường... Hãy tìm hiểu về chúng, và chắc chắn bạn sẽ giật mình vì sự chủ quan này. Hãy hành động trước khi quá muộn, vì: Sau tất cả, sức khoẻ mới là điều quan trọng nhất!