Dịch vụ loại bỏ Formaldehyde cho nhà cửa và xe hơi mới
Formaldehyde được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Con người có thể tiếp xúc với chất độc hại này theo nhiều con đường, trong đó chủ yếu là qua sự hít thở qua đường hô hấp, tiếp xúc qua da hoặc mắt, qua đường ăn uống của hệ thống tiêu hóa.
 
Ăn uống cũng là con đường để formaldehyde xâm nhập vào cơ thể.
 
1. Triệu chứng ngộ độc khi da tiếp xúc với formaldehyde
Khi da tiếp xúc với formaldehyde, các triệu chứng kích ứng da và căng cứng da có thể xuất hiện, ở nồng độ cao có thể gây ra đông máu và hoại tử da. Tiếp xúc trong thời gian dài hoặc nhiều lần có thể gây viêm da và dị ứng. Nghiêm trọng hơn, formaldehyde trong không khí có thể hòa tan trong nước và đi vào cơ thể con người qua mắt.
 
2. Triệu chứng ngộ độc sau khi uống phải formaldehyde
Lượng formaldehyde hấp thụ qua thực phẩm là tương đối nhỏ. Lượng nhỏ formaldehyde này có thể nhanh chóng chuyển thành axit formic trong cơ thể con người. Sau khi uống phải formaldehyde, một loạt các triệu chứng ngộ độc sẽ nhanh chóng xuất hiện như:
 
  • Miệng đau dữ dội, đau rát cổ họng.
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy (có thể đi ngoài ra máu).
  • Triệu chứng shock, da nhợt nhạt. 
  • Khó đi tiểu tiện, đi tiểu ra máu, viêm tiết niệu.
  • Chóng mặt, co giật, mất trí nhớ, hôn mê. Bệnh nhân thậm chí có thể tử vong vì suy hô hấp.
 
3. Triệu chứng ngộ độc sau khi hít phải formaldehyde
Hít phải formaldehyde là con đường tiếp xúc phổ biến nhất trên thực tế. Khi nồng độ formaldehyde trong không khí lớn hơn 0,1mg/m3 có thể gây kích ứng niêm mạc. Với những người có cơ địa nhạy cảm hơn thì như sau:
 
  • Nồng độ formaldehyde là 0,05mg/m3: điện não đồ thay đổi.
  • Nồng độ formaldehyde là 0,06mg/m3: mắt bị kích ứng.
  • Nồng độ formaldehyde là 0,06 - 0,12mg/m3: mắt, mũi và họng sẽ bị kích ứng.
  • Nồng độ formaldehyde là 0,12 - 0,15mg/m3: kích ứng hệ hô hấp.
  • Nồng độ formaldehyde là 0,15mg/m3: suy giảm chức năng phổi.
  • Nồng độ formaldehyde là 1mg/m3: xảy ra tổn thương ở các mô tế bào.
  • Nồng độ formaldehyde là 120mg/m3: bạn sẽ nhanh chóng tử vong.
Bài viết liên quan

Cơ chế khử formaldehyde của ECO-B và ECO-C

ECO-B và ECO-C là hai chất xúc tác thường được sử dụng trong các quá trình xử lý formaldehyde, một chất gây ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây hại cho sức khỏe. Cả hai loại...

Trường mẫu giáo tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm không khí

Như chúng ta đã biết, formaldehyde chủ yếu có nguồn gốc từ sự phân hủy và giải phóng của nhựa ure formaldehyde trong chất kết dính. So với ở quy mô gia đình, trường mẫu giáp sử dụng lượng lớn keo kết...

Nội thất văn phòng còn nguy hiểm hơn nội thất gia đình

Nếu một ông chủ ra quyết định chuyển địa điểm văn phòng, các nhân viên hành chính sẽ phải đau đầu từ khâu chọn mặt bằng, so sánh và thương lượng giá cả, trang trí, mua sắm thiết bị văn...

Lựa chọn đồ nội thất an toàn cho trẻ

Trẻ thường bám vào đồ nội thất khi tập đi hay chơi đùa, vì vậy khi chọn đồ nội thất cho phòng của trẻ, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn những sản phẩm an toàn cho sức khỏe của bé. Bài viết dưới...

Tuyệt đối tránh đồ chơi trẻ em có chứa formaldehyde

Khi chơi đồ chơi, trẻ thường xuyên đưa đồ chơi lên miệng cắn, tay của trẻ cũng sẽ tiếp xúc trực tiếp với chúng. Bên cạnh đó, trẻ em đều có thói quen mút ngón tay, khiến những chất độc hại từ...

Bao lâu sau khi sơn tường mới an toàn cho sức khỏe?

Một căn nhà vừa cải tạo ẩn chứa nhiều nguồn giải phóng các chất độc hại, trong đó có sơn tường phát thải benzene. Điểm nhấn cho một căn nhà chính là ở nước sơn. Thông qua màu sơn có...

Đặc điểm của sản phẩm quang xúc tác chất lượng cao

Sự hiệu nghiệm của chất quang xúc tác trong xử lý ô nhiễm không khí trong nhà đã được các chuyên gia trên thế giới công nhận. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn các đặc...

Bí quyết đảm bảo an toàn khi lựa chọn quần áo cho trẻ em

Với làn da mỏng manh và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ em, quần áo cho trẻ cũng phải được lựa chọn kỹ càng. Tuy nhiên, người tiêu dùng thường chỉ quan tâm tới chất liệu từ cotton hay sợi hóa...

Những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà

Nghiên cứu của NASA cho thấy, không khí trong nhà có chứa một số lượng lớn các hóa chất độc hại gây ô nhiễm không khí trong nhà trầm trọng mà mắt thường không thể nhìn thấy...

Ô tô cũng chứa nồng độ cao chất độc Benzene

Những chiếc xe ô tô – biểu tượng cho sự sang trọng, đẳng cấp, niềm tự hào của người sở hữu – lại ẩn chứa nồng độ cực cao chất độc gây ung thư hàng đầu này. Khi vừa ngồi vào để khởi động xe,...