Hiện nay, vẫn nhiều người tiêu dùng còn giữ những niềm tin sai về ô nhiễm không khí trong nhà. Hãy cùng điểm qua những quan điểm sai trái này để tránh việc vô tình gây nên tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà của bạn nhé.
Còn nhiều người hiểu sai về ô nhiễm không khí trong nhà.
1. Chỉ có formaldehyde là chất gây ô nhiễm trong không khí trong nhà
Nhiều người có thể biết được nồng độ formaldehyde trong nhà còn nhiều hơn so với môi trường bên ngoài, dẫn đến hiểu lầm rằng trong không khí trong nhà chỉ có formaldehyde là chất gây ô nhiễm.
Trên thực tế, một ngôi nhà vừa cải tạo có thể chứa đến 4 chất gây ô nhiễm: formaldehyde, benzen, TVOC, amoniac. Với TVOC còn bao gồm nhiều loại chất độc hữu cơ như toluene, p-xylene, m-xylene, o-xylene, styrene, ethylbenzene, butyl acetate, undecane...
2. Không khí trong nhà có mùi mới là bị ô nhiễm
Một số chất độc hại như benzen có mùi thơm, formaldehyde và amoniac có mùi cay nồng. Một số chất độc hại khác thì không có màu và không mùi như radon, unecane... Hơn nữa, mùi của các chất hóa học khác nhau trộn lẫn trong không khí sẽ rất khó phân biệt.
Do đó, việc đánh giá ô nhiễm không khí dựa trên mùi là thiếu khoa học và không chính xác. Dù không khí trong nhà không có mùi thì nó vẫn có thể đang bị ô nhiễm. Nếu không khí trong nhà bạn có thấy mùi rõ ràng thì tình trạng ô nhiễm đã cao hơn gấp 4 lần so với không có mùi.
3. Chỉ cần xử lý ô nhiễm không khí mà không cần kiểm tra nồng độ ô nhiễm
Việc kiểm soát và xử lý ô nhiễm không khí cần nhắm đúng mục tiêu cần loại bỏ, nắm được chính xác nồng độ chất gây ô nhiễm để đạt hiệu quả tối ưu.
Vì vậy, kiểm tra ô nhiễm không khí trong nhà để đo lường nồng độ các chất có hại là bước tối quan trọng trước khi tiến hành xử lý ô nhiễm. Ngay cả khi đã xử lý xong, bạn cũng có thể kiểm tra lại tình trạng không khí để đảm bảo không khí sạch trong nhà.
4. Thông gió có thể loại bỏ hết các chất có hại
Sau một tháng thông gió cho ngôi nhà vừa hoàn thiện, nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nhà về cơ bản đã giảm bớt. Tuy nhiên, thời gian giải phóng formaldehyde lên tới 3 - 15 năm, đối với benzen là 6 tháng - 1 năm. Vì vậy, thông gió không phải giải pháp tối ưu để loại bỏ được toàn bộ các chất có hại này.
5. Tu sửa nhà trước rồi mới nghĩ đến xử lý ô nhiễm không khí
Nhiều gia đình không xem xét tới khả năng gây ô nhiễm không khí từ các vật liệu xây dựng, đồ dùng trang trí, đồ nội thất... trước khi xây dựng, tu sửa nhà cửa. Như vậy là phản khoa học. Bạn nên cân nhắc lựa chọn những vật liệu, đồ dùng thân thiện với môi trường khi cải tạo nhà thì sẽ giảm nhẹ được ô nhiễm không khí trong nhà về sau.
6. Ô nhiễm trang trí không gây nhiều tác hại nghiêm trọng
Tác hại của các chất ô nhiễm trong không khí trong nhà là cả quá trình tích lũy lâu dài sau thời gian con người tiếp xúc với chúng, chứ không chỉ riêng những phản ứng khi mới tiếp xúc. Sự ảnh hưởng của chúng tới người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là đặc biệt nghiêm trọng như ung thư ở người già, bệnh bạch cầu ở trẻ em, sảy thai, trầm cảm...
7. Không thiết kế hệ thống thông gió khi xây dựng nhà cửa
Khi thi công và trang trí một căn nhà, ngoài việc xem xét sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường, bạn cũng cần phải thiết kế hệ thống thông gió hợp lý. Thông gió giúp cho không khí trong nhà luôn trong lành và làm giảm bớt nồng độ các chất có hại.
8. Cây xanh có thể khử độc không khí trong nhà
Trang trí nhà bằng cây xanh là biện pháp mà các chuyên gia khuyên dùng, với điều kiện đó phải là loại cây phù hợp sống trong môi trường kín với số lượng phù hợp với diện tích căn nhà. Cây xanh có thể hấp thụ các chất có hại nhưng chỉ với hàm lượng nhỏ và tốc độ rất chậm.
9. Đồ dùng không gây ô nhiễm
Không chỉ có vật liệu xây dựng mới độc hại mà cả những vật dụng thông thường như nội thất gỗ công nghiệp, rèm cửa, sàn gỗ nhựa... cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà. Bạn nên tránh mua những đồ dùng có mùi nồng nặc.