Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy các trẻ sau một thời gian dài sống trong căn nhà vừa tu sửa thường dụi mắt và hắt hơi. Chúng cũng bị nổi mụn và mẩn đỏ mà không rõ nguyên nhân. Đó chính là phản ứng của cơ thể do bị dị ứng bởi quá nhiều formaldehyde từ vật liệu trang trí nhà cửa phát ra. Nguy hiểm hơn đó có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh bạch cầu ở trẻ.
Trẻ em có nguy cơ bị bạch cầu do ô nhiễm vật liệu trang trí trong nhà.
Trong số những đứa trẻ mắc bệnh bạch cầu, có tới 90% trẻ đang sống trong căn nhà vừa được cải tạo một thời gian ngắn hoặc trung bình, nhiều căn nhà trong đó được lắp đặt rất nhiều vật liệu trang trí.
Ô nhiễm không khí trong nhà do sử dụng những vật liệu trang trí không an toàn là nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ trẻ em mắc bệnh bạch cầu trong những năm gần đây. Cụ thể, nguyên nhân trực tiếp là do hàm lượng formaldehyde được sử dụng trong các vật liệu trang trí đó.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, formaldehyde là chất cực độc gây ô nhiễm, không chỉ có thể dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư xoang mà còn có thể gây ra bệnh bạch cầu.
Formaldehyde còn được gọi là antaldehyde, sẽ bay hơi liên tục trong 3 - 15 năm. Trong thời gian 3 năm đầu căn nhà vừa cải tạo là thời kỳ chúng bay hơi nhiều nhất. Formaldehyde tồn tại trong nhiều loại vật liệu trang trí như đồ gỗ nội thất công nghiệp, khung cửa, rèm cửa, sàn composite, sơn...
Khi trẻ sống trong căn nhà có nồng độ formaldehyde cao, chúng sẽ bị chảy nước mắt, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, mờ mắt. Nặng hơn có thể bị ho dai dẳng, khàn giọng, đau ngực và khó thở. Những triệu chứng này dễ nhận thấy ở những căn nhà vừa tu sửa. Bạn cần đặc biệt chú ý tới các biểu hiện của trẻ để kịp thời bảo vệ trẻ tránh xa khỏi môi trường uy nhiễm, phòng tránh nguy cơ tiềm ẩn từ formaldehyde như bệnh bạch cầu.