TVOC hay còn được gọi là VOC - là hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại ở dạng rắn hoặc lỏng dễ bay hơi một cách tự nhiên khi tiếp xúc với áp suất khí quyển tại nhiệt độ thường. TVOC có áp suất hơi bão hòa trên 133,32pa ở nhiệt độ phòng và điểm sôi là từ 50 - 250°C.
Cụm từ này thường dùng để nói đến hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay trong không khí xuất phát từ các sản phẩm do con người chế tạo, chẳng hạn như các dung môi toluen, xylene và dung môi thơm.
TVOC là hỗn hợp các chất hữu cơ dễ bay hơi có hại cho sức khỏe con người.
Phân loại TVOC
Có 6 hợp chất TVOC thường gặp:
-
Limonene: xuất hiện trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và khí sinh học.
-
Xylen: phát sinh trong quá trình sản xuất thuộc ngành công nghiệp hóa học.
-
Acetone: dùng làm dung môi trong nhiều công đoạn công nghiệp sản xuất hóa dầu, hóa chất, dược phẩm, dệt may và sơn.
-
Benzen: một hợp chất tạo mùi thơm trong nhiều sản phẩm.
-
Acetaldehyde: thuộc nhóm andehyd trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
-
Skatolec: chất xuất hiện trong nhà máy xử lý nước thải.
-
Formaldehyde: có trong thuốc lá, dung môi, sơn và chất pha loãng, chất kết dính, đồ thủ công, bột giặt keo, chất tẩy rửa, vật liệu xây dựng.
Nguồn phát sinh TVOC
50% lượng TVOC là từ hoạt động công nghiệp, 16% do đồ dùng thiết bị, 11 % đến từ nông nghiệp, 10 % do phương tiện giao thông và các nguyên nhân khác.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Mỹ thì 10% hợp chất gây ô nhiễm môi trường là do hàm lượng TVOC từ trong sơn thải ra, từ hai thành phần chính trong sơn là dung môi và chất phụ gia. TVOC có ở hầu hết các loại sơn như sơn dầu, sơn nội thất, ngoại thất, keo hồ, các sản phẩm chùi dọn, dung môi làm loãng sơn, xăng dầu…
Ảnh hưởng của TVOC đến sức khỏe con người
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh TVOC gây hại đến sức khỏe con người. Chúng cũng có thể đi vào cơ thể qua hoạt động của hệ hô hấp hay khi bạn nuốt phải thức ăn, nước nhiễm bẩn hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với da.
Phơi nhiễm ngắn hạn:
-
Kích ứng mắt và đường hô hấp.
-
Dị ứng.
-
Đau đầu.
-
Chóng mặt.
-
Kích ứng mắt, rối loạn thị giác.
-
Vấn đề trí nhớ, run rẩy, lú lẫn.
-
Bất tỉnh.
Phơi nhiễm lâu dài:
-
Kích ứng mắt, mũi và cổ họng.
-
Buồn nôn.
-
Mệt mỏi.
-
Các cơ bị yếu đi, khả năng kết hợp vận động kém.
-
Tổn thương gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
-
Hình thành tế bào ung thư.
-
Tổn thương hệ sinh sản, gây tác hại xấu cho thai nhi.