Ô nhiễm không khí trong nhà là thứ không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Nhiều người sẽ không thể tin rằng ngay chính trong căn nhà của mình, chính những vật dụng thân thuộc mà gia đình nào cũng phải sử dụng, lại có thể tiềm ẩn ô nhiễm không khí, thậm chí dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng như bệnh bạch cầu.
Ô nhiễm không khí trong nhà có thực sự gây ra bệnh bạch cầu?
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những bệnh bạch cầu là gì và nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu, còn gọi là bệnh máu trắng, là ung thư các mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết. Căn bệnh này có nhiều dạng, một số dạng bệnh bạch cầu phổ biến hơn ở trẻ em, các dạng khác xảy ra chủ yếu ở người lớn.
Các tế bào bạch cầu có chức năng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ở những người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương tạo ra các tế bào bạch cầu bất thường, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
Nguyên nhân của bệnh bạch cầu
Nhiễm virus
Nhiễm một số virus như virus T-lymphotropic ở người (HTLV-1) và HIV có thể dẫn đến bệnh bạch cầu.
Hóa chất
Một số hóa chất có thể gây ra bệnh bạch cầu, như benzen, thuốc nhuộm tóc, một số hóa dầu. Tỷ lệ những người mắc bệnh bạch cầu có tiếp xúc với benzen và các dẫn xuất của nó cao hơn nhiều so với tỷ lệ những người bị bệnh bạch cầu khác.
Nitrosamine, chloramphenicol, mù tạt nitơ, cyclophosphamide, benzylhydrazine, VP16, VM26... cũng có thể gây ra bệnh bạch cầu.
Bức xạ ion hóa nhân tạo
Nhiều bằng chứng cho thấy bức xạ ion hóa nhân tạo có thể gây ra bệnh bạch cầu ở người. Tùy thuộc vào liều lượng bức xạ mà cơ thể người hấp thụ vừa hay lớn, toàn bộ cơ thể hoặc một phần cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
Những người thường xuyên tiếp xúc với các chất phóng xạ như coban-60 có tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cao. Việc chẩn đoán và điều trị bằng bức xạ liều cao như ở người đã từng điều trị một bệnh ung thư khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Di truyền
Một số người dường có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn do lỗi ở một hoặc nhiều gene, sai lệch nhiễm sắc thể.
Như vậy, theo các yếu tố nguyên nhân của bệnh bạch cầu đã nêu ở trên, ô nhiễm không khí trong nhà thực sự có thể gây ra bệnh bạch cầu. Không khí trong nhà bị ô nhiễm ẩn chứa nhiều virus, vi khuẩn, nồng độ benzen cao hay các chất phóng xạ. Hít thở không khí ô nhiễm có thể khiến con người kích hoạt giải phóng các tế bào bạch cầu từ tủy xương vào dòng máu dẫn đến các tế bào bạch cầu bất thường gây viêm nhiễm lan rộng, cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn, từ đó gây ra bệnh bạch cầu.